Văn phòng xanh là gì? Xu hướng thiết kế Green Office mới nhất

26 Tháng Chín 2023

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được cả thế giới quan tâm. Dưới sự tác động của nhiều yếu tố, hàm lượng CO2 trong không khí ngày càng tăng. Lúc này, mô hình văn phòng xanh ra đời như một giải pháp cân bằng bền vững. Nó góp phần làm giảm biến chuyển xấu từ môi trường. Vậy, văn phòng xanh là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Văn phòng xanh là gì?

Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), văn phòng xanh (Green Office) là hệ thống quản lý môi trường giúp văn phòng giảm phát thải khí nhà kính ngay tại nơi làm việc. Mô hình văn phòng này đã xuất hiện từ năm 1997 tại Phần Lan. Đến nay, văn phòng xanh trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

Văn phòng xanh là gì

Mô hình văn phòng xanh hiện đại

Mô hình văn phòng xanh tập trung chủ yếu vào việc thay đổi ý thức và hành vi của các nhân viên. Mục đích là tiết giảm chi phí và hạn chế tác động xấu đến môi trường. Với định hướng hành vi tiêu dùng bền vững này, các doanh nghiệp sẽ kiến tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh.

2. Tiêu chuẩn đánh giá mô hình văn phòng xanh

Trên thực tế không có bất kỳ công thức chung nào về cách xây dựng và phát triển văn phòng xanh. Tùy vào từng quy mô và điều kiện, mà các doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một hệ thống quản lý môi trường lý tưởng. Và tất nhiên, để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần nắm một số tiêu chuẩn đánh giá văn phòng xanh sau đây:

2.1. Theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC)

Đối với loại hình văn phòng này, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam đặt ra tiêu chuẩn LOTUS như sau:

  • Các tác động tiêu cực tới môi trường, hệ sinh thái;
  • Việc sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả;
  • Mức độ tiện nghi của người dùng qua các giai đoạn thiết kế, xây dựng và vận hành.
Tiêu chuẩn đánh giá mô hình văn phòng xanh

Chất lượng văn phòng xanh được đánh giá bởi nhiều tiêu chuẩn

2.2. Theo Hội kiến trúc sư Việt Nam

Hội kiến trúc sư Việt Nam chấm điểm văn phòng xanh dựa trên các tiêu chí sau đây:

  • Địa điểm xây dựng, phát triển bền vững;
  • Việc sử dụng tài nguyên và năng lượng hiệu quả;
  • Chiến lược bảo vệ môi trường trong nhà;
  • Kiến trúc xây dựng văn phòng tiến tiến;
  • Đảm bảo tính xã hội và nhân văn.

2.3. Theo Tổ chức IFC (Nhóm ngân hàng thế giới)

Để đạt chứng chỉ văn phòng xanh, Tổ chức IFC đã đặt ra tiêu chuẩn Edge bao gồm:

  • Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên;
  • Công trình có giải pháp tiết kiệm từ 20% năng lượng, nước,…

3. Các chuẩn nhận văn phòng xanh quốc tế

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các giải thưởng, chuẩn nhận liên quan đến mô hình văn phòng xanh quốc tế. Dưới đây là một số những chuẩn nhận nổi bật mà nhiều doanh nghiệp mong muốn sở hữu:

3.1. Chuẩn nhận LEED

LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một chuẩn nhận công trình xanh được sử dụng trên toàn thế giới. Chương trình được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) phát triển với mục đích tạo ra những mẫu thiết kế văn phòng xanh tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

Chuẩn nhận LEED đánh giá bởi các tiêu chí chính như vị trí xây dựng bền vững, tận dụng nguồn nước hiệu quả, năng lượng và khí quyển, chất lượng môi trường trong nhà,… Chuẩn nhận được chia ra làm 4 cấp độ tương đương với từng mức điểm đạt được: LEED Certified (40 – 49), Silver Certification (50-59), Gold Certification (60-79), Platinum Certification (80 – 110 điểm).

Chuẩn nhận LEED cho văn phòng xanh

Chuẩn nhận công trình xanh quốc tế đánh giá cao chất lượng môi trường và hiệu năng sử dụng

3.2. Chuẩn nhận WELL

WELL là tiêu chuẩn đánh giá thiết kế kiến trúc văn phòng làm việc của Mỹ dựa trên việc cải thiện sức khỏe và hạnh phúc con người. Chuẩn nhận WELL mong muốn xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay.

Chuẩn nhận văn phòng xanh quốc tế – WELL đánh giá xây dựng theo 7 hạng mục đó là Không khí, Nước, Dinh dưỡng, Ánh sáng, Vận động, Thoải mái và Tinh thần.

Chuẩn nhận WELL

Chuẩn nhận WELL đánh giá dựa trên kiến trúc thiết kế Green Office

3.3. Chuẩn nhận BREEAM

BREEAM (BRE Environmental Assessment Method) là phương pháp đánh giá môi trường cơ sở nghiên cứu xây dựng được ban hành bởi Building Research Establishment tại Anh. Phương pháp đánh giá này đặt ra các tiêu chuẩn tốt nhất cho hiệu suất môi trường thông qua thiết kế, kỹ thuật, xây dựng và vận hành. Dựa vào đó, các doanh nghiệp có thể đo lường và cam kết về sự bền vững của họ.

Chuẩn nhận BREEAM có 9 tiêu chí đánh giá bao gồm: Năng lượng, Đất và sinh thái, Nước, Sức khỏe và phúc lợi, Môi trường, Vận tải, Vật liệu, Lãng phí và Quản lý.

3.4. Chuẩn nhận Green Star

Đây là chuẩn nhận văn phòng xanh quốc tế được thành lập bởi Hội đồng Công trình Xanh của Úc. Green Star có vai trò đánh giá chất lượng môi trường xây dựng thông qua hiệu suất hoạt động của từng cá nhân.

Green Star đặt ra 9 tiêu chuẩn đánh giá đó là: Quản lý, Chất lượng môi trường trong nhà, Năng lượng, Vận tải, Nước, Vật liệu, Đất và sinh thái, Khí thải, Sáng kiến.

Chuẩn nhận Green Star

Kiến trúc văn phòng chuẩn công trình xanh

Chuẩn nhận công trình xanh này được chia ra làm 6 cấp độ, tương ứng từ 1 đến 6 sao. Một công trình cần tối thiểu 45 điểm để xếp hạng 4 Sao Xanh. Tòa nhà văn phòng được xếp hàng 5 Sao Xanh được coi là Xuất sắc của Úc. Đặc biệt, công trình 6 Sao Xanh là minh chứng cho chất lượng môi trường xây dựng hàng đầu thế giới.

4. Những lợi ích khi thiết kế văn phòng xanh là gì?

Đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, phần lớn các doanh nghiệp đều tập trung vào việc đổi mới hệ sinh thái khu văn phòng. Ngay lúc này, văn phòng xanh trở thành một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Bởi nó mang đến những lợi ích như sau:

  • Kiến tạo nên một không gian làm việc thoải mái, gần gũi với thiên nhiên.
  • Nâng cao năng suất làm việc và tính sáng tạo của nhân viên.
  • Bảo vệ sinh khỏe và giảm thiểu những tác hại về mắt.
  • Tạo không gian làm việc mở, giúp mọi người trao đổi và giao tiếp dễ dàng hơn.
  • Giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
lợi ích khi thiết kế văn phòng xanh là gì

Mô hình Green Office kiến tạo nên một không gian làm việc thoải mái

5. Ưu điểm của mô hình văn phòng xanh

Cụ thể hơn, mô hình văn phòng xanh ghi điểm với hệ sinh thái tự nhiên và con người với những ưu điểm nổi bật như:

5.1. Đối với môi trường

Môi trường được coi là yếu tố cốt lõi tạo nên hệ thống văn phòng xanh. Dựa trên tiêu chuẩn chất lượng, thiết kế văn phòng này sở hữu những ưu điểm như:

  • Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh được bài trí trong văn phòng có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí rất tốt. Nhờ quá trình quang hợp của lá cây, các bức xạ nhiệt từ máy móc, thiết bị cũng giảm đi đáng kể.
  • Thân thiện với môi trường: Nhiều không gian xanh trong văn phòng được thiết kế bởi những vật liệu tái chế. Việc làm này vừa giúp giảm bớt rác thải công nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

5.2. Đối với con người

Đồng thời, dịch vụ văn phòng xanh còn mang đến nhiều giá trị tốt đẹp cho con người. Cụ thể như:

  • Nâng cao sức khỏe và hỗ trợ chống lại bệnh tật: Lượng khí O2 trong lành và dồi dào sẽ giúp cải thiện hệ tim mạch và tăng cường khả năng miễn dịch của con người.
  • Giảm căng thẳng, kích thích sáng tạo: Cây xanh tự nhiên giúp con người kiểm soát và cân bằng cảm xúc rất tốt. Không khí mát mẻ sẽ tạo cảm giác thư giãn thoải mái, dễ dàng sáng tạo.
Ưu điểm của mô hình văn phòng xanh

Thiết kế văn phòng xanh tập trung vào sức khỏe con người

5.3. Đối với doanh nghiệp

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, thiết kế văn phòng xanh cũng có những ưu điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm chi phí vận hành: Thiết kế văn phòng xanh với không gian mở sẽ tận dụng được rất nhiều ánh sáng tự nhiên. Từ đó có thể làm giảm lượng tiêu thụ điện năng và đèn chiếu sáng hiệu quả.
  • Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững: Với môi trường nhiều cây xanh, nhân viên có thể tăng hiệu suất công việc lên đến 15%. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên: Để phát triển bền vững, thì hệ thống cây xanh trong văn phòng cần được nhân viên chăm sóc mỗi ngày. Hành động này diễn ra đều đặn sẽ tác động trực tiếp đến ý thức bảo vệ môi trường của từng cá thể. Qua đó, doanh nghiệp đã thành công trong hình thành nếp sống xanh cho mỗi người.
  • Tạo thiện cảm với đối tác: Một không gian làm việc đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tạo niềm tin nơi khách hàng.

6. Nhược điểm của thiết kế văn phòng xanh

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội nêu trên, thì thiết kế văn phòng xanh cũng có một vài nhược điểm nhỏ như sau:

6.1. Tốn nhiều không gian – thời gian để thiết kế

Mô hình văn phòng xanh thường được thiết kế từ không gian mở. Vậy nên, loại hình văn phòng này đòi hỏi một không gian khá rộng, có nhiều cửa và ánh sáng. Ngoài ra, việc lên ý tưởng và thiết kế cũng tốn nhiều thời gian. Doanh nghiệp đầu tư cần hoạch định thời gian để sắp xếp và bố trí cây xanh sao cho phù hợp.

Nhược điểm của văn phòng xanh

Xây dựng văn phòng xanh tốn nhiều không gian và thời gian thiết kế

6.2. Chi phí đầu tư cao

Thông thường, thiết kế văn phòng xanh yêu cầu chi phí cao hơn các thiết kế khác. Tuy nhiên, nếu nhìn lại những lợi ích trong tương lai, thì văn phòng xanh vẫn xứng đáng để các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng.

6.3. Mất nhiều thời gian chăm sóc cây xanh

Hệ thống cây xanh trong văn phòng cần được chăm sóc khoa học. Ngoài việc chăm sóc mỗi ngày của nhân viên, thì doanh nghiệp cần thuê người tỉa cành thường xuyên để tạo hình thẩm mỹ. Hạn chế việc cành lá mọc um tùm gây vướng không gian làm việc.

mất thời gian chăm sóc cây

Hệ thống cây xanh trong Green Office đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc

7. Xu hướng thiết kế Green Office mới nhất

Kể từ khi ra đời, Green Office được con người sáng tạo với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Dưới đây là một số những xu hướng thiết kế Green Office mới nhất được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng:

7.1. Thiết kế khu vườn xanh trong văn phòng

Thiết kế khu vườn xanh ở giữa văn phòng làm việc đang là ý tưởng thiết kế nổi bật, được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thế nhưng, ý tưởng này chỉ phù hợp với văn phòng có diện tích lớn, nhân viên đông đúc.

7.2. Thiết kế bức tường xanh trong văn phòng

Thiết kế bức tường xanh phù hợp với những văn phòng có diện tích vừa và nhỏ. Ý tưởng thiết kế này mang đến sự độc đáo cho văn phòng. Đồng thời, nó còn tạo nên một không gian thoáng mát, dễ chịu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các loại giá để treo cây xanh hoặc trồng các loại dây leo phủ kín bức tường.

Xu hướng thiết kế Green Office

Xu hướng thiết kế bức tường xanh trong văn phòng

7.3. Thiết kế văn phòng xanh bố trí các loại cây lớn

Ý tưởng bố trí các loại cây lớn trong văn phòng xanh chỉ phù hợp với những văn phòng có diện tích rộng. Ngược lại, nếu diện tích văn phòng eo hẹp, thì doanh nghiệp nên bố trí cây xanh ở ngay vị trí chính diện hoặc đặt ở giữa những bàn hình tròn. Khi đó, nhân viên sẽ ngồi xung quanh để làm việc.

7.4. Thiết kế văn phòng xanh với giá treo cây

Sử dụng giá treo cây xanh trong văn phòng đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thực hiện ý tưởng này, kiến trúc sư sẽ dùng những loại dây leo có khối lượng nhẹ, mềm mại để mang đến sự an toàn cho người ngồi bên dưới.

văn phòng xanh với giá treo cây

Xu hướng thiết kế không gian làm việc xanh với giá treo cây

7.5. Thiết kế văn phòng xanh tối ưu năng lượng tự nhiên

Nhiều người nghĩ rằng, thiết kế văn phòng xanh bắt buộc chỉ có cây xanh. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Bởi vì, việc sử dụng tối đa những nguồn năng lượng tự nhiên như ánh sáng, không khí cũng là một dạng thiết kế văn phòng xanh chuẩn quốc tế.

Nhìn chung, mô hình văn phòng xanh mang đến nhiều lợi ích cho con người. Không gian làm việc xanh đóng vai trò then chốt trong việc bù đắp các thiệt hại về môi trường do quá trình đô thị hóa. Do vậy, thiết kế hoặc thuê văn phòng xanh chính là lựa chọn hàng đầu của nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.

Đánh giá bài viết