Văn phòng mở là gì? Cách bố trí văn phòng theo không gian mở

26 Tháng Chín 2023

Văn phòng mở là một trong những xu hướng thiết kế rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Mô hình này tạo nên một không gian làm việc thoải mái, thuận tiện, góp phần gia tăng tính kết nối và hiệu quả trong công việc. Thế nhưng, loại hình văn phòng mở là gì và có ưu – nhược điểm như thế nào không phải ai cũng hiểu rõ. Vì vậy, hãy cùng nghiên cứu sâu hơn về loại hình văn phòng này qua bài viết dưới đây!

1. Văn phòng mở là gì?

Văn phòng mở (Openoffice) được hiểu là một không gian làm việc chung, không có vách ngăn hoặc bức tường ngăn cách các khu vực. Theo đó, nhân viên trong công ty sẽ làm việc trong không gian chung lớn, không có phòng riêng và được chia thành các vùng làm việc riêng biệt theo từng bộ phận.

 

Văn phòng mở là gì

Văn phòng mở tạo sự thuận lợi trong việc giao tiếp và cộng tác giữa các nhân viên

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, không gian làm việc thoải mái, có sự tương tác giữa các phòng ban và không bị bó buộc trong một căn phòng nhất định sẽ góp phần gia tăng năng suất cũng như hiệu quả công việc.

2. Một số thuật ngữ khác về văn phòng mở

Để tránh nhầm lẫn giữa mô hình văn phòng làm việc mở với các loại hình văn phòng khác, dưới đây là những thuật như liên quan bạn cần biết:

  • Không gian mở: Đây là thuật ngữ chỉ một môi trường làm việc không có vách ngăn hoặc cửa giữa các vùng làm việc.
  • Không gian làm việc chung: Được hiểu là không gian chung mà nhiều người có thể sử dụng có thể gồm cả văn phòng mở và các phòng riêng biệt.
  • Phòng kín: Là những không gian riêng biệt, có cửa và các vách tường để ngăn chặn tiếng ồn và tạo ra một môi trường tách biệt.
  • Khu vực họp nhóm: Đề cập đến những không gian được doanh nghiệp chỉ định dùng riêng cho mục đích họp và tương tác giữa các bộ phận.

3. Đặc điểm của không gian làm việc mở

Không gian làm việc mở tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng sự linh hoạt và khả năng tương tác giữa các nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, không gò bó.

Đặc điểm của không gian làm việc mở

Văn phòng làm việc mở không có vách ngăn và hạn chế tối đa các phòng riêng biệt

3.1. Hạn chế sử dụng các vách ngăn

Không gian làm việc mở được hạn chế sử dụng vách ngăn, giúp loại bỏ rào cản giữa các khu vực làm việc. Điều này tạo nên một không gian thoáng đãng, giúp tăng tính liên kết giữa các bộ phận và sự tương tác của các nhân viên. Ngoài ra, khi làm việc trong không gian này, nhân viên sẽ không có cảm giác bị gò bó, ép buộc mà tinh thần luôn cảm thấy thoải mái, tăng khả năng sáng tạo.

3.2. Giảm số lượng phòng làm việc riêng

Sử dụng mô hình văn phòng mở, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa số lượng phòng làm việc riêng biệt. Thay vào đó, chỉ cần dùng một không gian chung cho tất cả mọi người. Đây chính là lợi thế để giúp sự tương tác và giao tiếp giữa các nhân viên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Từ đó tạo nên môi trường làm việc năng động, sôi nổi và tràn đầy năng lượng.

3.3. Sử dụng vách ngăn trong suốt

Thay vì sử dụng những bức tường kiên cố thì văn phòng mở ưu tiên dùng vách ngăn trong suốt như kính, tấm panel, vách ngăn lửng,… giúp duy trì tính liên kết cho không gian. Đặc biệt, khi sử dụng loại vách ngăn này còn giúp tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, đảm bảo một môi trường làm việc sáng sủa và thoáng đãng. Bên cạnh đó, với tấm ngăn trong suốt, nhân viên làm việc có thể mở rộng tầm nhìn, tạo cảm giác không gian được mở rộng hơn.

Vách ngăn trong suốt cho không gian mở

Vách ngăn trong suốt không gây cảm giác ngột ngạt mà sẽ giúp tăng tầm nhìn cho không gian làm việc

3.4. Tối ưu không gian làm việc

Doanh nghiệp có thể tối ưu diện tích văn phòng khi sử dụng mô hình văn phòng làm việc mở bằng cách sắp xếp bàn làm việc một cách hợp lý, tạo ra một dãy liên tục giữa các khu vực làm việc. Thông qua sự sắp xếp, bố trí chỗ ngồi hợp lý, nhân viên trong văn phòng có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi công việc với nhau.

4. Ưu và nhược điểm của văn phòng mở

Văn phòng mở ra đời là giải pháp hoàn hảo giúp cho doanh nghiệp và nhân viên có được môi trường làm việc lý tưởng, thoải mái và tăng hiệu suất. Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số điểm bất cập. Cụ thể:

4.1. Ưu điểm của văn phòng mở

Dưới góc độ doanh nghiệp và các nhân viên, văn phòng mở mang lại những ưu điểm nổi bật sau:

4.1.1. Đối với doanh nghiệp

  • Thuận lợi trong việc giám sát tiến độ công việc và quản lý thái độ làm việc của nhân viên.
  • Tăng cường sức mạnh tập thể và nâng cao tính sáng tạo của nhân viên.
  • Tối ưu nhiều chi phí như: chi phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị nội thất văn phòng, bên cạnh đó là giảm các chi phí vệ sinh, bảo trì thiết bị.
  • Việc tái cấu trúc bố trí nội thất có thể thực hiện dễ dàng. Khi cần mở rộng quy mô, tuyển dụng thêm nhân sự thì doanh nghiệp cũng không tốn quá nhiều thời gian, công sức và chi phí.
  • Tạo môi trường làm việc rộng rãi và thoáng đãng.
Ưu điểm của văn phòng mở

Doanh nghiệp xây dựng không gian làm việc mở giúp tăng tính tương tác giữa nhân viên, tăng hiệu quả công việc

4.1.2. Đối với nhân viên

  • Văn phòng mở tạo ra môi trường giao tiếp thuận tiện, giúp nhân viên có thể dễ dàng trao đổi công việc, ý tưởng, đề xuất ý kiến với đồng nghiệp, tạo nên môi trường làm việc năng động.
  • Trong không gian làm mở, nhân viên có cơ hội tiếp xúc với các đồng nghiệp khác từ nhiều bộ phận và dự án khác nhau. Điều này mở ra cơ hội học hỏi, chia sẻ kiến thức, trau dồi kỹ năng và phát triển mối quan hệ mới.
  • Nhân viên có không gian rộng rãi để tự do di chuyển, môi trường làm việc thoải mái giúp giảm căng thẳng và áp lực.
  • Sự tương tác liên tục với các đồng nghiệp và lắng nghe nhiều ý tưởng mới có thể kích thích trí tưởng tượng và đề xuất những cải tiến đột phá.
không gian mở có lợi cho nhân viên

Nhân viên làm việc trong không gian mở hoà đồng, tạo sự gắn kết

4.2. Nhược điểm của văn phòng mở

Thực tế, bất kì một loại hình văn phòng làm việc nào cũng mang tính tương đối và điều này cũng không ngoại lệ với văn phòng mở cũng vậy. Bên cạnh những mặt lợi thế thì không gian làm việc mở cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm như sau:

4.2.1. Đối với doanh nghiệp

  • Do thiếu sự riêng tư nên doanh nghiệp khó kiểm soát hoàn toàn được khả năng bị rò rỉ thông tin, tài liệu mật của doanh nghiệp.
  • Đối với những lĩnh vực kinh doanh hay phòng ban làm việc cần sự tập trung cao thì môi trường văn phòng mở không phù hợp vì sẽ bị nhiễu tiếng ồn, làm gián đoạn khả năng suy nghĩ.

4.2.2. Đối với nhân viên

  • Tiếng ồn từ các hoạt động làm việc, cuộc trò chuyện và một số yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự tập trung của nhân viên.
  • Sự thiếu riêng tư có thể là yếu tố khiến một số nhân viên không hài lòng, từ đó gây áp lực và làm giảm sự thoải mái trong quá trình làm việc.
  • Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do môi trường thông thoáng tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan nhanh chóng.
Nhược điểm của văn phòng mở

Với một số người, văn phòng mở sẽ khiến họ trở nên khó chịu hơn

5. Mục đích sử dụng văn phòng mở

Thiết kế không gian mở được ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, khi mà các kiến trúc sư nhận thấy tầm ảnh hưởng lớn của không gian văn phòng đến hiệu suất và tinh thần làm việc. Do đó, sự xuất hiện của mô hình văn phòng mở nhằm đáp ứng các mục đích như:

  • Tăng cường tương tác và cộng tác: Một trong những mục đích chính của không gian làm việc mở là tạo ra môi trường làm việc thân thiện và khuyến khích sự giao tiếp giữa các thành viên. Trong không gian này, nhân viên sẽ dễ dàng trao đổi thông tin, ý tưởng và kiến thức, tạo môi trường làm việc năng động, thoải mái. Từ đó, kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên.
  • Tối ưu hóa sử dụng không gian: Văn phòng mở cho phép tận dụng diện tích hiệu quả hơn và giảm thiểu diện tích không cần thiết. Từ đó sẽ giúp đơn vị giảm chi phí thuê mặt bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng quy mô hoạt động trong tương lai.
  • Hỗ trợ việc quản lý, giảm sát nhân viên: Doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát được những trường hợp làm việc riêng trong giờ hành chính và nhân viên cũng sẽ ý thức được kỷ luật của công ty.
Mục đích sử dụng văn phòng mở

Sử dụng văn phòng mở là giải pháp để doanh nghiệp tối ưu chi phí và tăng hiệu suất công việc

6. Cách bố trí văn phòng theo không gian mở đẹp, tiện ích

Việc bố trí không gian văn phòng mở cần đảm bảo được sự rộng rãi, thoáng mát và linh hoạt trong việc di chuyển. Dưới đây là những gợi ý tuyệt vời về cách bố trí, sắp xếp không gian làm việc mở.

6.1. Điều chỉnh không gian

Doanh nghiệp cần điều chỉnh không gian mở để đảm bảo sự rộng rãi, thoải mái và tối ưu diện tích. Ngoài ra, đơn vị còn có thể tạo ra các khu vực làm việc riêng như khu vực gặp gỡ, phòng họp, khu lễ tân,… bằng các vách ngăn kính để đảm bảo giữ được không gian mở.

6.2. Bố trí, sắp xếp bàn làm việc

Bố trí bàn làm việc một cách thông minh và hợp lý, xác định vị trí phù hợp, đảm bảo nhân viên có đủ không gian cá nhân nhưng vẫn tự do tương tác và giao tiếp thuận lợi. Ở các khu vực sinh hoạt chung có thể sử dụng các loại bàn ghế có kích thước lớn để chứa được nhiều người.

sắp xếp bàn cho không gian làm việc mở

Sắp xếp bàn ghế khoa học để tối ưu không gian văn phòng mở

6.3. Tận dụng ánh sáng tự nhiên và tránh tiếng ồn

Nên đặt bàn làm việc gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, giúp không gian làm việc thoáng đãng, góp phần gia tăng tinh thần, kích thích sự sáng tạo, nâng cao sự tập trung và hiệu suất làm việc của nhân viên. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần sử dụng vật liệu giảm tiếng ồn từ bên ngoài để tăng sự tập trung cao cho một số vị trí công việc.

6.4. Thiết kế nội thất hợp lý

Lựa chọn nội thất phù hợp là một yếu tố quan trọng trong không gian làm việc. Cụ thể, bàn làm việc, ghế ngồi và không gian chung phải được thiết kế thoải mái, đảm bảo chất lượng, công năng sử dụng, thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó, nội thất văn phòng cũng cần được bố trí hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.

6.5. Xây dựng không gian chung

Tạo ra các khu vực không gian chung như khu tiếp khách, khu gặp gỡ đối tác, phòng họp, phòng hội thảo,… để tất cả nhân viên thuận tiện trong việc trao đổi, đưa ra ý kiến cá nhân. Ở từng không gian thì doanh nghiệp cần đầu tư các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cần thiết.

6.6. Sử dụng màu sắc trang trí hợp lý

Nên chọn những tông màu tươi sáng cho văn phòng làm việc như: trắng, xanh nhạt, màu be,… để tạo cảm giác rộng rãi, tươi mới và thông thoáng trong không gian làm việc. Hơn nữa, các tông màu sáng cũng sẽ làm tôn lên các yếu tố trang trí nội thất. Với từng khu vực sinh hoạt, doanh nghiệp nên chọn tông màu khác nhau để tạo cảm giác thư thái và giảm căng thẳng trong công việc.

bố trí văn phòng theo không gian mở

Lựa chọn tông màu phù hợp cũng giúp không gian làm việc thoáng đãng hơn

Có thể thấy, văn phòng mở là không gian làm việc lý tưởng để doanh nghiệp và nhân viên có thể đồng hành, cùng nhau phát triển bền vững. Cụ thể, doanh nghiệp cung cấp môi trường làm việc thoải mái và nhân viên được tự do sáng tạo. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại kiến thức hữu ích về văn phòng mở cũng như những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Đánh giá bài viết