Shophouse là gì? Đặc điểm và ưu nhược điểm của Shophouse

05 Tháng Mười 2023
căn Shophouse

Shophouse là xu hướng đầu tư bất động sản hấp dẫn hiện nay

Trong những năm gần đây, Shophouse (nhà phố thương mại) đang trở thành một trong những xu hướng đầu tư mới trên thị trường bất động sản Việt Nam. Mô hình nhà ở kiểu mới này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội và giá trị sinh lời cao cho nhà đầu tư. Thế nhưng không phải ai cũng biết Shophouse là gì và tại sao mô hình này lại hấp dẫn nhà đầu tư đến thế? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Shophouse là gì?

Trước khi “xuống tiền” đầu tư vào shophouse – mô hình bất động sản đang tạo nên cơn sốt trên thị trường, nhà đầu tư trước hết cần hiểu rõ “Shophouse là gì?”.

Shophouse (hay nhà phố thương mại) là loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh thương mại. Kết cấu thường gồm 2 tầng, trong đó tầng trệt là khu vực kinh doanh còn tầng trên là khu vực sinh hoạt của gia chủ. Ngoài ra, mô hình này cũng được xây dựng ở những vị trí đắc địa, có đông dân cư và lượng lớn người qua lại. Do vậy, shophouse thường có giá trị cao và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

shophouse là gì

Căn hộ shophouse là gì?

Hình thức bất động sản này mặc dù không mới trên thế giới nhưng lại chỉ mới xuất hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Ngay khi vừa mới ra mắt, shophouse đã nhanh chóng trở thành xu hướng mới trong đầu tư bất động sản nhờ thiết kế thông minh, tính thanh khoản tốt và giá trị sinh lời cao.

So với việc thuê mặt bằng kinh doanh với giá thành đắt đỏ và thời hạn ngắn, việc sở hữu một căn shophouse mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn. Trong đó phải kể đến, nhà đầu tư sẽ được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và tự do kinh doanh bất kỳ những gì mình muốn.

2. Lịch sử hình thành của loại hình shophouse

Mô hình nhà shophouse được cho là xuất hiện từ thế kỷ 19, được xây dựng với quy mô lớn ở một vài nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Trong thời kỳ này, mô hình nhà phố thương mại được xây dựng phần lớn ở những khu vực trung tâm thành phố, gần các chợ, bến tàu,… để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên sau năm 1975, shophouse không còn được chú trọng phát triển.

Đến những năm 2000, khi thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục, loại hình đầu tư này mới bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý hơn. Hiện nay, hình thức đầu tư nhà phố thương mại đang là xu hướng mạnh mẽ tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,…

3. Đặc điểm của căn hộ shophouse là gì?

căn shophouse là gì

Đặc điểm của căn shophouse là gì?

Để phân biệt shophouse và các loại hình bất động sản như nhà phố, biệt thự, ta sẽ cần dựa vào một vài đặc điểm cơ bản như sau:

  • Được xây dựng theo một hàng liền kề nhau, dọc theo một con phố, không có khoảng trống giữa các căn shophouse đứng cạnh nhau.
  • Kết cấu xây dựng thấp, thường từ 2 – 3 tầng.
  • Mặt tiền không quá lớn, thay vào đó chiều sâu kéo dài vào bên trong.
  • Không gian đa chức năng, kết hợp giữa sinh hoạt và kinh doanh thương mại.
  • Tầng trệt thường được dùng cho hoạt động bán hàng, kinh doanh, còn tầng trên là nơi sinh hoạt của chủ sở hữu.
  • Phần hiên trước có chiều dài 1.524m, đây là đặc điểm gần như bắt buộc của các shophouse điển hình thế kỷ 19.

4. Các loại hình shophouse thông dụng hiện nay

Hiện nay, mô hình shophouse được chia thành 2 loại hình chính, bao gồm: Shophouse khối đế chung cư và Shophouse nhà phố thương mại thấp tầng. Mỗi loại hình lại mang những đặc điểm riêng biệt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Cùng tìm hiểu đặc điểm của từng loại hình shophouse dưới đây:

4.1. Shophouse khối đế chung cư

Shophouse khối đế là căn hộ thương mại được thiết kế xây dựng tại tầng đế của các tòa chung cư cao tầng. Mô hình này thường nằm ở tầng 1 – tầng 5 tòa nhà, có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm, sau đó sẽ được hoàn trả lại cho chủ đầu tư.

Các loại hình shophouse

Shophouse khối đế chung cư

Shophouse khối đế mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là khả năng kinh doanh và sinh lời hấp dẫn. Nhờ vị trí đắc địa tại tầng đế, loại hình này có khả năng thu hút lượng lớn khách hàng, bao gồm cả cư dân trong tòa nhà lẫn khách hàng ở khu vực xung quanh. Tuy nhiên, loại hình shophouse này không dùng cho mục đích chính để ở, do vậy nhà đầu tư sẽ không được cung cấp các loại giấy tờ tạm trú, tạm vắng.

4.2. Shophouse nhà phố thương mại

Shophouse nhà phố thương mại là loại hình bất động sản được quy hoạch theo quy định của pháp luật. Vị trí tọa lạc của nhà phố thương mại thấp tầng thường trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ sầm uất. Khác với shophouse khối đế, mô hình nhà phố thương mại thấp tầng có quy định tương đương như các căn biệt thự, được cấp quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định.

Shophouse thương mại

Shophouse nhà phố thương mại

Với diện tích lớn từ khoảng 85m2 – 250m2, nhà phố thương mại thấp tầng không chỉ là địa điểm kinh doanh thuận tiện, sinh lời cao mà đồng thời còn mang đến không gian sống hiện đại, tiện nghi cho gia chủ.

  • Về mặt kinh doanh: Shophouse nhà phố thương mại thường sở hữu vị trí đắc địa, nằm trong khu vực có dân cư đông đúc, sầm uất. Điều này giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng, mở ra cơ hội kinh doanh thuận lợi.
  • Về mặt sinh hoạt: Ngoại trừ 1 đến 2 tầng đầu tiên được sử dụng với mục đích kinh doanh, các tầng còn lại sẽ là không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình. Diện tích đủ rộng lớn và thoải mái, mang đến không gian sống hiện đại, đẳng cấp cho chủ sở hữu.

5. Ưu điểm của nhà shophouse là gì?

Mô hình căn hộ shophouse đang tạo ra “cơn sốt” trên thị trường bất động sản, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Vậy nhà shophouse có những ưu điểm gì nổi bật? Cùng tìm hiểu ngay!

5.1. Tọa lạc tại vị trí đắc địa

Các căn shophouse thường tọa lạc tại những vị trí thuận lợi, dễ dàng kết nối với các khu vực lân cận và có tiềm năng kinh doanh cao. Chẳng hạn như các trục đường chính, gần các khu dân cư, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại,… Điều này giúp shophouse dễ dàng thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng trong dự án và cả khu vực xung quanh.

Ưu điểm của nhà shophouse là gì

Nhà phố thương mại sở hữu vị trí đắc địa trên các trục đường chính

Có thể nói, vị trí là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Việc này cũng tương tự như khi lựa chọn các vị trí mặt bằng lớn, có lượng khách qua lại đông đúc. Các shophouse nằm gần các tiện ích như trường học, bệnh viện, khu chợ,… sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm. Đặc biệt hơn, ở khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, shophouse thường sẽ có giá trị cao hơn.

5.2. Số lượng có hạn

Các căn hộ shophouse được phát triển nhằm phục vụ cho chính cư dân bên trong dự án. Do vậy số lượng và quy mô shophouse cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với số lượng cư dân dự kiến. Thông thường, các dự án tầm trung có số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2 – 3% tổng số căn hộ. Với các dự án lớn hơn như khu đô thị thì tỷ lệ này có thể là 5 – 6%.

Mô hình shophouse được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi khả năng sinh lời cao, do vậy nhu cầu mua luôn cao hơn nguồn cung. Ngoài ra, số lượng shophouse được xây dựng thường bị hạn chế để đảm bảo tính đồng bộ và phát triển bền vững của khu vực.

5.3. Thiết kế thông minh, tiện ích

Thiết kế nhà shophouse thường bao gồm từ 2 – 3 tầng riêng biệt, không chỉ tối ưu diện tích sử dụng mà còn đáp ứng đa dạng nhu cầu:

  • Không gian sinh hoạt: Shophouse thường được chia thành nhiều tầng với không gian sinh hoạt và kinh doanh tách biệt. Bên trong được trang bị đầy đủ nội thất cao cấp, tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
  • Kinh doanh cửa hàng: Tận dụng ưu thế về vị trí, shophouse sẽ là loại hình bất động sản thích hợp để kinh doanh cửa hàng. Theo đó, nguồn khách hàng tiềm năng bên trong dự án và các khu vực lân cận sẽ là yếu tố giúp hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả.
  • Cho thuê văn phòng: Các căn shophouse không chỉ có vị trí thuận lợi ngay mặt tiền lớn mà còn có thiết kế đẹp mắt, diện tích tối ưu và nhiều tiện nghi. Tất cả những yếu tố này hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chí của một văn phòng đại diện hay chi nhánh của công ty, tập đoàn lớn.
thiết kế shophouse

Các căn shophouse có thiết kế thông minh, tiện ích

5.4. Tính thanh khoản cao

Một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút đầu tư vào shophouse đó chính là tính thanh khoản cao của tài sản. Shophouse có nhiều ưu thế về vị trí thuận lợi, thiết kế thông minh, tiện nghi cũng như số lượng hạn chế. Nhờ đó, tài sản có thể dễ dàng mua bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, mang lại lợi nhuận cao đồng thời giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

5.5. Tiềm năng tăng giá cao

Đầu tư vào mô hình shophouse là hướng đi được nhiều người lựa chọn. Không chỉ nhờ vào vị trí thuận lợi mà còn bởi sự khan hiếm về nguồn cung, làm cho giá trị của shophouse tăng lên theo thời gian. Đặc biệt, shophouse nằm ở khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch sẽ có khả năng tăng giá cao hơn. Theo thống kê, giá trị của các căn hộ shophouse có thể tăng từ 10 – 30% mỗi năm.

5.6. Lợi nhuận cao từ việc cho thuê

Theo thống kê, lợi nhuận từ việc cho thuê shophouse có thể đạt từ 8 – 12% mỗi năm. Con số này vượt xa so với hình thức cho thuê chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng. Đồng thời cũng ít rủi ro hơn so với đầu tư vào thị trường chứng khoán.

6. Những điểm hạn chế của loại hình shophouse

Bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật kể trên, việc đầu tư vào shophouse cũng còn tồn tại một vài hạn chế nhất định như sau:

6.1. Vốn đầu tư lớn

Sở hữu vị trí đắc địa cùng số lượng khan hiếm, các căn hộ shophouse thường có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với căn hộ thông thường. Điều này đòi hỏi nhà đầu phải bỏ ra số vốn ban đầu khá lớn để có thể sở hữu loại hình bất động sản này.

hạn chế của loại hình shophouse

Nhà đầu tư cần bỏ ra nguồn vốn lớn để sở hữu shophouse

6.2. Giới hạn thời gian sở hữu

Trong một số dự án chung cư hay khu đô thị, nhà đầu tư sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng khi mua một căn shophouse. Tuy nhiên thời hạn sử dụng chỉ kéo dài khoảng 50 năm, tùy theo chính sách của từng dự án. Đây chính là một trong những điều mà giới đầu tư lo ngại khi đầu tư vào loại hình nhà phố thương mại.

6.3. Cộng đồng dân cư phải đông

Phần lớn nhà đầu tư sử dụng nhà phố thương mại với mục đích kinh doanh. Và để đảm bảo hoạt động kinh doanh của shophouse diễn ra thuận lợi, đòi hỏi cần phải có một cộng đồng dân cư đông đúc tại dự án.

7. Phân biệt shophouse và nhà mặt phố

Nhà mặt phố và shophouse là hai loại hình bất động sản thương mại được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cả hai loại hình này đều có vị trí mặt tiền lớn, thuận lợi cho việc kinh doanh hoặc cho thuê. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt nhất định như sau:

7.1. Mục đích đầu tư

Khi đầu tư vào shophouse hay nhà mặt phố, hầu hết các nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê. Về cơ bản, các dịch vụ kinh doanh của cả hai loại hình này gần như giống nhau, có thể bao gồm kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng nhu yếu phẩm, cửa hàng thời trang,…

Tuy nhiên, shophouse có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị. Do đó sẽ hạn chế hơn so với nhà mặt phố trong một vài hoạt động kinh doanh cần chuyên môn cao như làm trụ sở, văn phòng đại diện, dịch vụ khách sạn hay các dịch vụ đặc thù địa phương.

7.2. Vị trí và thiết kế

Các căn hộ shophouse thường được quy hoạch hoàn chỉnh trong một dự án chung cư hay khu đô thị, nằm tiếp giáp với các tuyền đường nội bộ. Ngoài ra, thiết kế của nhà phố thương mại là thiết kế quy hoạch đồng bộ, không thể điều chỉnh hay thay đổi cấu trúc xây dựng.

Phân biệt shophouse và nhà mặt phố

Phân biệt shophouse và nhà mặt phố

Ngược lại, nhà mặt phố có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc hoặc xây dựng lại một cách linh hoạt. Điều này giúp cho công trình có thể dễ dàng điều chỉnh, bổ sung công năng sử dụng. Từ đó đáp ứng tốt đối với những dịch vụ kinh doanh có tính chuyên môn cao như khách sạn, văn phòng,… Loại hình nhà mặt phố thường nằm ở mặt tiền đường, khu vực có đông dân cư và nhiều tiện ích.

7.3. Khách hàng tiềm năng

Các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ của shophouse đa phần hướng đến đối tượng khách hàng bên trong dự án hoặc khu đô thị. Ngoài ra cũng có nguồn khách hàng từ các khu vực lân cận nhưng không quá nhiều do đặc thù quy hoạch và thiết kế.

Các dự án nhà mặt phố thường nằm trên các trục đường chính với lượng lớn người qua lại. Do vậy, không chỉ dễ tiếp cận khách hàng trong khu vực lân cận mà còn hấp dẫn lượng lớn khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên qua lại trên tuyến phố đó.

Như vậy có thể thấy, tệp khách hàng tiềm năng của nhà mặt phố sẽ rộng hơn và đa dạng hơn so với mô hình shophouse.

7.4. Tính pháp lý

Cả hai loại hình nhà mặt phố và nhà phố thương mại đều có pháp lý là sổ đỏ. Tuy nhiên, shophouse chỉ có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm, sau đó phải hoàn trả lại cho chủ đầu tư. Ngược lại, nhà mặt phố lại có thời hạn sử dụng lâu dài và ổn định, không bị giới hạn về thời gian sử dụng.

8. Có nên đầu tư vào căn hộ Shophouse không?

Trên thực tế, nhà phố thương mại shophouse mang đến rất nhiều lợi thế mà không phải loại hình bất động sản nào cũng có được. Chính vì vậy, việc đầu tư vốn kinh doanh shophouse sẽ là quyết định hiệu quả, mang đến giá trị lợi nhuận cao đồng thời hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.

nên đầu tư Shophouse không

Có nên đầu tư vào căn hộ Shophouse?

Việc có nên đầu tư vào căn hộ Shophouse hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tài chính, kinh nghiệm và mục tiêu của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư có khả năng tài chính tốt, có kinh nghiệm dày dặn và muốn tìm kiếm một loại hình bất động sản có khả năng sinh lời hấp dẫn thì căn hộ shophouse là một lựa chọn đáng cân nhắc. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu kỹ thị trường và lựa chọn dự án uy tín để hạn chế tối đa rủi ro.

9. Top các dự án nhà phố thương mại Shophouse nổi bật trên thị trường

Dưới đây là top các dự án nhà phố thương mại có vị trí đắc địa, thuộc các quần thể dự án tiềm năng được nhiều nhà đầu tư săn đón nhất hiện nay:

Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Dự án Chủ đầu tư Địa chỉ Giá bán
The Global City Novaland Phường An Phú, Quận 2, TP.HCM Từ 15 tỷ đồng/căn
Vinhomes Grand Park Vingroup Phường Long Bình và Long Phước, Quận 9, TP.HCM Từ 12 tỷ đồng/căn
Vinhomes Golden River Vingroup Quận Bình Thạnh, TP.HCM Từ 15 tỷ đồng/căn
Masteri Thảo Điền Thảo Điền Investment Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM Từ 20 tỷ đồng/căn
Sunshine City Saigon Sunshine Group Phường Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM Từ 18 tỷ đồng/căn
Cityland Park Hill Cityland Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM Từ 10 tỷ đồng/căn

 

Khu vực Hà Nội

Dự án Chủ đầu tư Địa chỉ Giá bán
Vinhomes Ocean Park Vingroup Đường Lý Thánh Tông, Quận Gia Lâm, Hà Nội Từ 10 tỷ đồng/căn
Vinhomes Smart City Vingroup Đường Thăng Long, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Từ 12 tỷ đồng/căn
The Manor Central Park Bitexco Group Đường Nguyễn Trãi, Quận Tây Hồ, Hà Nội Từ 20 tỷ đồng/căn
Vinhomes Times City Vingroup Đường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Từ 15 tỷ đồng/căn
Vinhomes Green Bay Vingroup Đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Từ 15 tỷ đồng/căn
Ciputra Hanoi Tập đoàn Ciputra Đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội Từ 20 tỷ đồng/căn
The Park Home Geleximco Đường Lê Trọng Tấn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Từ 10 tỷ đồng/căn

10. Lời kết

The Hallmark đã vừa giúp bạn tìm hiểu Shophouse là gì cũng như những ưu điểm, nhược điểm của xu hướng đầu tư bất động sản này. Để đầu tư shophouse hiệu quả, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố như vị trí, quy hoạch, tiềm năng phát triển của khu vực,… Bên cạnh đó cũng cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng để đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất!

Đánh giá bài viết