BMS là gì? Lợi ích của giải pháp hệ thống quản lý tòa nhà BMS

06 Tháng Mười 2023
bms là gì

Hệ thống BMS là giải pháp quản lý tòa nhà thông minh hàng đầu hiện nay

Việc ứng dụng hệ thống BMS vào quản lý và vận hành tòa nhà, chung cư, văn phòng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ: BMS là gì? Cấu trúc của hệ thống BMS gồm những gì? Và đâu là những tính năng nổi bật của hệ thống này? Tất cả sẽ được The Hallmark giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Hệ thống BMS là gì?

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) là một hệ thống tự động hóa được sử dụng để quản lý, kiểm soát và vận hành các hệ thống kỹ thuật và tiện ích bên trong tòa nhà. Trong đó bao gồm hệ thống điện, nước, thông gió, điều hòa, phòng cháy chữa cháy, hệ thống an ninh,…

Hệ thống BMS là gì

Hệ thống BMS là gì?

Mục tiêu chính của BMS là cải thiện hiệu suất vận hành của tòa nhà đồng thời giảm thiểu tiêu thụ năng lượng thông qua việc tối ưu hóa quản lý. Ngoài ra, hệ thống BMS cũng hỗ trợ quản lý các sự cố khác trong tòa nhà, từ đó giúp cho việc vận hành được diễn ra an toàn, hiệu quả và giảm thiểu tối đa chi phí.

BMS là một hệ thống thông minh hoạt động đồng bộ theo thời gian thực, kết nối trực tuyến, có khả năng xử lý nhiều loại thông tin đồng thời cho phép nhiều người dùng sử dụng cùng lúc. Nó bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm (cả phần cứng và phần mềm), các thiết bị vào và ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và được điều khiển thông qua một hệ thống ma trận điểm.

2. BMS System điều khiển và giám sát hệ thống nào?

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS có khả năng điều khiển và giám sát đa dạng các hệ thống trong tòa nhà như:

  • Hệ thống phân phối điện.
  • Máy phát điện dự phòng.
  • Hệ thống chiếu sáng.
  • Hệ thống điều hòa và thông gió.
  • Hệ thống kiểm soát nhiệt độ.
  • Hệ thống báo cháy – chữa cháy.
  • Hệ thống cung cấp khí đốt.
hệ thống bms tòa nhà là gì

BMS điều khiển và giám sát đa dạng các hệ thống trong tòa nhà

  • Hệ thống thang máy.
  • Hệ thống thông tin công cộng (màn hình, âm thanh, thông tin liên lạc).
  • Hệ thống kiểm soát thẻ ra vào.
  • Hệ thống an ninh.
  • Hệ thống server, lưu trữ dữ liệu.
  • Hệ thống cấp, thoát nước.
  • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
  • Hệ thống điều khiển bãi đỗ xe.

3. Cấu trúc của hệ thống BMS

Một hệ thống BMS có cấu trúc gồm 4 phần: cấp quản lý – cấp điều khiển giám sát – cấp điều khiển – cấp chấp hành. Mỗi thành phần sẽ thực hiện các chức năng khác nhau nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hoàn thiện của hệ thống.

3.1. Cấp quản lý – Phần mềm điều khiển trung tâm

Đây là cấp cao nhất trong hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Theo đó, cấp quản lý là nơi chứa phần mềm điều khiển trung tâm, thực hiện chức năng theo dõi, giám sát và điều khiển bất cứ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống. Phần mềm điều khiển trung tâm còn đóng vai trò thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu như chi phí vận hành, lịch sử quá trình tiêu thụ năng lượng, các cảnh báo và sự cố phát sinh,… Ngoài ra, cấp quản lý cũng tạo ra các báo cáo tùy chỉnh nhằm hỗ trợ quá trình quản lý diễn ra hiệu quả.

3.2. Cấp điều khiển giám sát – Các thiết bị quản lý

Ở cấp điều khiển giám sát, hệ thống BMS sẽ kết nối với các thiết bị quản lý (chủ yếu là máy tính PC). Có thể xem đây là phương thức giao tiếp giữa hệ thống BMS và đội ngũ vận hành. Theo đó, nó hỗ trợ người dùng trong việc cài đặt các ứng dụng, theo dõi và giám sát các hoạt động trong tòa nhà. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đưa ra cảnh báo về các vấn đề bất thường thông qua các giao thức như: đồ thị, bảng biểu hay báo cáo tự động định kỳ.

Cấu trúc của hệ thống BMS

Cấp điều khiển giám sát là phương thức giao tiếp giữa hệ thống và đội ngũ vận hành

3.3. Cấp điều khiển – Bộ điều khiển cấp trường

Ở cấp điều khiển, hệ thống BMS sử dụng các bộ điều khiển cấp trường (Field Level) để thực hiện các lệnh cụ thể. Trong đó phải kể đến như bộ điều khiển DDC, PLC hay bộ điều khiển tự động hóa khả trình – PAC,…

Trong hệ thống BMS, các bộ điều khiển đóng vai trò tiếp nhận dữ liệu từ hệ thống các cảm biến đầu vào. Tiếp đó sẽ sử dụng thuật toán để xử lý các dữ liệu này, chuyển chúng thành lệnh và truyền đến các thiết bị thuộc cấp chấp hành ở dưới. Khả năng xử lý thông tin chính xác trong thời gian cực ngắn giúp quá trình vận hành diễn ra trơn tru, ổn định mà không cần đến sự can thiệp của con người.

3.4. Cấp chấp hành – Cảm biến và các thiết bị chấp hành

Cấp chấp hành bao gồm những phần sau đây:

  • Các thiết bị thu thập dữ liệu đầu vào: bao gồm hệ thống cảm biến, camera, đầu đọc thẻ,…
  • Các thiết bị vận hành đầu ra: hệ thống điều hòa, thông gió, đèn chiếu sáng, chuông, loa, van, động cơ, máy bơm,…
hệ thống quản lý tòa nhà bms là gì

Cảm biến và các thiết bị chấp hành

Trước tiên, hệ thống sẽ tiếp nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu vào. Dữ liệu tiếp đó sẽ được các cấp cao hơn xử lý, chuyển đổi thành lệnh và sau cùng là thay đổi trạng thái hoạt động của các thiết bị đầu ra một cách chính xác.

Ví dụ: Một văn phòng được lắp đặt cảm biến ánh sáng ở nhiều vị trí khác nhau để đo mức sáng hiện tại trong không gian. Nếu ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh so với thông số được thiết lập trước, cảm biến này sẽ gửi thông tin về phần mềm điều khiển trung tâm của BMS. Ngay sau đó, phần mềm điều khiển trung tâm sẽ xử lý dữ liệu và gửi lệnh đến các bộ điều khiển chiếu sáng tương ứng, giúp tối ưu hóa nguồn sáng và tiết kiệm năng lượng.

Hiện nay, các thiết bị đầu ra được thiết kế thông minh hơn với bộ xử lý riêng biệt. Theo đó, nó có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế mà không cần qua khâu xử lý ở các cấp cao hơn của hệ thống.

4. Các tính năng nổi bật của BMS System

Những tính năng nổi bật của hệ thống quản lý tòa nhà BMS bao gồm:

  • Cho phép giám sát và điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và các giao thức mạng.
  • Kết nối các hệ thống kỹ thuật như hệ thống báo cháy, báo động, camera an ninh,… qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Theo dõi và kiểm soát môi trường không khí qua các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí, ánh sáng và các yếu tố môi trường khác.
  • Tổng hợp dữ liệu và tạo báo cáo, biểu đồ trực quan để hiển thị thông tin quan trọng về hiệu suất của hệ thống.
  • Tự động đưa ra tín hiệu cảnh báo kịp thời khi phát hiện sự cố hoặc sai lệch.
  • Quản lý dữ liệu như soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
  • BMS có khả năng mở rộng và tích hợp với các giải pháp khác nhằm đáp ứng mọi yêu cầu trong quản lý vận hành tòa nhà.
Các tính năng của BMS System

BMS cho phép giám sát và điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà một cách tự động

5. Lợi ích khi sử dụng hệ thống BMS tòa nhà là gì?

Hệ thống BMS là giải pháp giúp quản lý và vận hành tòa nhà một cách đơn giản và tự động hóa. Không chỉ giúp cải thiện hiệu suất tổng thể mà còn giảm thiểu tối đa các rủi ro, sự cố phát sinh trong quá trình vận hành. Dưới đây là những lợi ích cụ thể khi áp dụng hệ thống BMS vào quản lý tòa nhà:

  • Đơn giản hóa và tự động hóa quá trình vận hành các hệ thống, thiết bị, chức năng có tính chất lặp đi lặp lại.
  • Quản lý một cách tối ưu các thiết bị trong tòa nhà thông qua hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì – bảo dưỡng và hệ thống tự động cảnh báo.
  • Giảm chi phí vận hành và chi phí bảo trì – bảo dưỡng tòa nhà.
  • Giảm thiểu các rủi ro, sự cố trong quá trình vận hành đồng thời phản ứng nhanh trước những yêu cầu của khách hàng khi có sự cố.
  • Giảm thiểu chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý năng lượng và quản lý tập trung điều khiển.
  • Cải thiện môi trường không khí, môi trường làm việc và tạo ra điều kiện sống tốt hơn.
  • Giám sát an ninh và quản lý quyền truy cập vào tòa nhà hoặc các khu vực cụ thể.
  • Cắt giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành.
  • Dễ dàng nâng cấp và tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu, quy mô tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác.

6. Ứng dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà

Có thể thấy, Building Management System mang đến rất nhiều lợi ích quan trọng trong quá trình quản lý và vận hành tòa nhà. Chính vì vậy, trong thực tế giải pháp công nghệ hàng đầu này đã và đang được ứng dụng rộng rãi cho nhiều công trình quy mô lớn nhỏ, bao gồm:

  • Các tòa cao ốc văn phòng, tòa căn hộ chung cư;
  • Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm;
  • Các tòa nhà hành chính công cộng;
  • Các tòa nhà dược phẩm, bệnh viện, cơ sở y tế;
  • Các ngân hàng, công ty bảo hiểm;
Ứng dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà

Ứng dụng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà

  • Các ga tàu lửa, ga tàu điện ngầm;
  • Các trường học, cơ sở giáo dục;
  • Các nhà máy phát điện;
  • Các khách sạn, nhà hàng;
  • Các trung tâm thông tin liên lạc;
  • Các trung tâm truyền hình, giải trí;
  • Các khu công nghiệp, nhà máy và nhà xưởng;

7. Lời kết

Trên đây, The Hallmark vừa tổng hợp đến bạn những thông tin liên quan đến hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Hy vọng bạn đã nắm rõ được khái niệm BMS là gì, cấu trúc của hệ thống BMS cũng như những lợi ích và ứng dụng nổi bật của giải pháp công nghệ hàng đầu này. Trong tương lai, BMS được kỳ vọng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các dự án xây dựng và quản lý tòa nhà.

Đánh giá bài viết